Bệnh ngoài da ở trẻ em và những điều cần biết

Có rất nhiều dạng bệnh ngoài da ở trẻ em mà bố mẹ nên biết. Có những bệnh chỉ là triệu chứng dị ứng thông thường có thể tự khỏi nhưng cũng có bệnh đặc biệt nguy hiểm có nguy cơ bị biến chứng, ảnh hưởng lớn đển sự phát triển cảu bé sau này. Dựa vào những triệu chứng cụ thể ngoài da phụ huynh có thể biết được con em đang mắc bệnh gì và có biện pháp điều trị phù hợp.

benh-ngoai-da-o-tre-em(1)

Bệnh ngoài da ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh ngoài da ở trẻ em 

1.Bệnh tay chân miệng

Đây là căn bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và chúng thường phát dịch ở những nơi đông đúc như trường học, khu vui chơi giải trí và bệnh lây qua đường tiêu hóa là chủ yếu.

Triệu chứng: khi mới mắc bệnh bệnh sẽ bị sốt nhẹ, miệng và cổ họng bị đau, bỏ ăn, nước miếng chảy nhiều. Các triệu chứng khác lần lượt kéo đến như vết loét ở miệng, các vết này thấy rõ ở bề mặt lưỡi, lợi, phần môi trong và vòm miệng. Kèm theo đó là những nốt cộm ở đầu gối, mông và trong lòng bàn tay chân hoặc cũng có khi là những phỏng nước. Nếu trẻn mắc bệnh cần được khắc phục sớm, nhiều trường hợp nặng bị biến chứng thì vẫn có cách cứu và hạn chế ảnh hưởng sau này.

2. Bệnh mề đay mẩn ngứa

benh-ngoai-da-o-tre-em(2)

Cả người lớn lẫn trẻ em đều có khả năng bị nổi mề đay ngứa, nếu xảy ra ở trẻ nhỏ thường hậu quả nghiêm trọng hơn do các em chưa đủ sức khở cũng như chưa biết cách bảo vệ mình. Thường gặp phải do uống thuốc, ô nhiễm hóa chất, thực phầm, thời tiết,…

Triệu chứng: khi phát bệnh sẽ liên tục nổi những mảng da phù có màu sắc sáng, thường là màu hồng cộm hẳn trên da và rất ngứa. Chúng không mọc đồng để mà có khi chỉ xuất hiện ở một chỗ hoặc rải rác nhiều nơi. Biều hiện bệnh có thể tự biến mất hoàn toàn những nếu thấy chúng xuất hiện thường xuyên thì cần đưa trẻ đi khám chữa.

>> Mẹ cần biết: Trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao?

3. Bệnh thủy đậu

Căn bệnh ngoài da này từng là nỗi ám ảnh của bao người. Một người bị bệnh nếu không biết cách xử lý rất dễ phát triển thành ở dịch vì chúng rất dễ lây lan. Virus thủy đậu có thể dễ dàng phát tán ra không khí xung quanh khi bé bị bệnh ho, hắt xì hay nói chuyện bình thường.

Triệu chứng: bị sốt vài ngày trước khi phát ban. Bóng nước nổi rải rác tại vài nơi sau đó nhanh chóng mọc ở toàn thân. Nếu trẻ dưới 7 tuổi thường chỉ bị sốt nhẹ khi mang bệnh còn những trẻ trên 7 tuổi hay người trưởng thành dễ bị sốt mê man. Hiện nay đã có vác – xin tiêm phòng bệnh thủy đậu giúp phòng tránh hoặc khiến bệnh không bị nặng. Nên tiêm đủ 2 liều vac -xin.

>> Để nhận biết được bệnh thủy đậu mẹ nên tìm hiểu thêm:  Biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em

4. Bệnh rôm sảy

benh-ngoai-da-o-tre-em(3)

Chứng bệnh ngoài da này trẻ có thể mắc nhiều lần trong năm. Xuất hiện nhiều nhất khi trời oi bức. Khi đó tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhưng lại thường xuyên bị tắc nghẽn, khó thoát ra ngoài da. Những trẻ bị chảy mồ hooi càng nhiều thì tình trạng rôm sảy càng nặng.

Triệu chứng: vùng da chảy nhiều mồ hôi như ngực, bẹn, trán, nách,… là những nơi bị nổi rôm sảy đầu tiên sau đó chúng có thể lây lan khắp người. Rôm sảy mọc theo cụm to, nhĩn rõ các sẩn màu hồng, quan sát kĩ thấy có những mụn nước li ti ở trên, cũng có trường hợp xuất hiện mụn chứa mủ màu trắng xen kẽ với mụn nước. Rôm sảy gây ngứa dữ dội nên trẻ thường quấy khóc, bứt rứt, bỏ ăn. Nếu không cẩn thận để các bé cào cấu, gãi cọ mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

>>Nếu con bạn bị rôm sảy hãy tìm hiểu ngay: 7 cách trị rôm sảy cho trẻ cực đơn giản mà hiệu quả

5.Nổi mụn nhọt

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do tụ cầu. Toàn bộ phân phần nang lông bị viêm, những tổ chức xung quanh cũng bị viêm. Xuất hiện một chỗ hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể.

Triệu chứng: Trước tiên, những chỗ bị viêm sẽ sưng đỏ và khiến trẻ nhỏ bị đau nhức. Thời gian ngắn sau chúng dần trở nên mềm hơn và vỡ ra, chảy dịch mủ và bắt đầu đóng sẹo.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:02 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn