11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

Thời tiết thay đổi, dị ứng thực phẩm, thuốc là một trong những nguyên nhân nổi mề đay đặc trưng nhất. Tuy nhiên, đây là một bệnh tự miễn, có độ biến thiên khá cao, do đó nguyên nhân gây bệnh cũng là một vấn đề đang gây ra rất nhiều tranh cãi.

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa – Không thể bỏ qua

Các chuyên gia Da liễu cho rằng, việc xác định nguyên nhân gây nổi mề đay chính xác có thể giúp cho việc điều trị tiến hành thuận lợi hơn. Bệnh mề đay kéo dài có thể chuyển sang thể mãn tính, khó điều trị và thậm chí làm tổn thương da với mức độ tái phát thường xuyên.

 1. Nguyên nhân bị dị ứng nổi mề đay do thức ăn

Rất nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật, thậm chí cả những thức ăn được cho là “lành” cũng có thể gây nổi mề đay đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Những thức ăn có thể gây mề đay thường gặp nhất gồm: sữa, trứng, cá biển, hải sản, phô mai, thực phẩm chế biến sẵn, mắm, tương, chao, socola, các loại chất kích thích, thức ăn lên men, cà chua, cải xoong, khoai tây, dưa chuột… Đối với những người cơ địa quá mẫn, thì những chất phụ gia trong nấu ăn như những loại thuốc tẩm màu thực phẩm, men chua hay giấm có tác dụng tạo mùi cũng có thể gây phản ứng.

Khi ăn phải những loại thực phẩm này họ thường lập tức xuất hiện tình trạng phù nề mặt, nổi ngứa khắp người, trường hợp nặng còn có thể bị suy hô hấp vô cùng nguy hiểm.

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

2. Nguyên nhân ngứa nổi mề đay do thuốc

Thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc vào cơ thể có thể gây mề đay, dị ứng với một số thành phần của thuốc. Biểu hiện của tình trạng này đó chính là nổi mẩn ngứa, kèm theo sốt đau khớp, nổi hạch,… Ngoài ra người bệnh còn có nguy cơ bị các tác dụng phụ khác như buồn ngủ, chóng mặt, nôn ói…

Có một số nhóm thuốc có khả năng kích ứng cao, có biểu hiện của mề đay như là:

  • Nhóm bêta-lactam
  • Macrolid
  • Chloramphenicol
  • Các thuốc chống viêm không steroid; các vitamin; các loại vắcxin, huyết thanh; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể gây mề đay.
  • Các thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason
  • Các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen…

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

3. Nguyên nhân bị mề đay do tiếp xúc với côn trùng

Các triệu chứng mề đay cũng có thể xuất hiện do hiện tượng tăng mẫn khi bị côn trùng đốt. Mề đay do tiếp xúc với côn trùng thường xảy ra tại vùng da hở, không được che chắn khi tiếp xúc với chất tiết của côn trùng tạo nên vệt đỏ trên da, có hình tròn, dẹt, dài và có màu vàng đục lấm tấm phỏng rộp, đau rát như bị bỏng. Sau một, hai ngày chúng tự vỡ và đóng vẩy tiết. Các vảy này tự bong da để lại nền da nhạt màu hoặc đen, thâm lại sau 1 tuần mà không gây cảm giác đau đớn sau đó như zona. Đây chính là những sẹo thâm, trắng hồng xấu rất khó mất đi.

Ngay khi phát hiện ra hiện tượng viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng trước tiên người bệnh nên dùng nước sạch hoặc nước muối hòa loãng rửa vùng da vừa tiếp xúc. Nếu tổn thương ít chỉ cần rửa như vậy 2 lần mỗi ngày để trung hòa hóa chất gây bỏng do côn trùng tiết ra nhưng khi bệnh ở phạm vi rộng, ngày một nặng hơn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xử trí dứt điểm bằng các loại thuốc đặc trị. Trong trường hợp nhiễm trùng có thể cần dùng tới thuốc kháng sinh và kháng histamin giúp giảm cảm giác ngứa và triệu chứng kích ứng.

4. Nguyên nhân nổi mề đay do nhiễm trùng đường hô hấp

Triệu chứng bệnh mề đay xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như:

  • Nước hoa
  • Rơm rạ
  • Phấn hoa
  • Bụi nhà
  • Bụi kho
  • Lông vũ
  • Khói thuốc
  • Men mốc

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

5. Do các bệnh nội khoa

  • Viêm gan siêu vi B, C
  • Nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu-sinh dục
  • Nhiễm kí sinh trùng đường ruột (giun sán)
  • Nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng

6. Tiếp xúc với các chất hữu cơ, hóa học

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

Mề đay cũng xuất hiện do tiếp xúc với các loại hóa chất như: mỹ phẩm, son, phấn, thuốc nhuộm, sơn móng, sữa tắm, xà phòng, chất bảo quản,… Không phải sử dụng sản phẩm đắt tiền thì không bị dị ứng, mà khả năng kích ứng sẽ thấp hơn. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, khi sử dụng thử bất cứ sản phẩm nào cũng nên thử trên một vùng da nhỏ trước.

7. Tác nhân vật lý

Các tác nhân vật lý được cho là nguyên nhân gây nổi mề đay cụ thể nhất đó là môi trường, khí hậu, ánh nắng mặt trời,… Mề đay do tác nhân vật lý thường chiếm khoảng 50% tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng mề đay mãn tính. Nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân này tác động trực tiếp và làm hệ miễn dịch biến đổi theo cơ chế kích ứng.

Để cải thiện mề đay do tác nhân vật lý, người bệnh nên tự ý thức việc chăm sóc cơ thể đúng cách, như giữ ấm khi ra ngoài, che chắn cho da cẩn thận, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh bị stress,…

8. Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay do các bệnh hệ thống

Các nghiên cứu mới đây vừa chỉ ra, một bộ nhỏ người bệnh thường mắc phải mề đay khi có tiền sử mắc các bệnh dưới đây như:

  • Bệnh chất tạo keo – lupus ban đỏ
  • Viêm mạch
  • Bệnh nội tiết như tiểu đường, cường giáp
  • Bệnh ung thư

9. Nguyên nhân bệnh nổi mề đay do di truyền

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

Có hơn 58% các trường hợp mề đay liên quan đến yếu tố di truyền. Trong một gia đình, nếu chỉ có mẹ mắc mề đay thì tỷ lệ con mắc bệnh chỉ khoảng 25%, nhưng nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh mề đay thì tỷ lệ lên đến 50%. Thông thường, các yếu tố mề đay do di truyền rất khó điều trị và thường chuyển sang thể mãn tính khi trẻ lớn lên.

10. Nguyên nhân nổi mề đay ngứa tự phát (vô căn)

Bệnh mề đay mạn tính vô căn là căn bệnh nổi mề đay với thời gian bị bệnh thông thường kéo dài hơn 6 tuần, kèm theo những biểu hiện phức tạp, đặc biệt là rất khó phát hiện nguyên nhân. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc phải căn bệnh này là phụ nữ mang thai.

Cụm từ “vô căn” trong tên gọi dị ứng nổi mề đay mãn tính vô căn đã hé lộ phần nào lí do căn bệnh này luôn làm đau đầu các bác sĩ, giới chuyên môn bởi chúng rất khó phát hiện nguyên nhân. Tình trạng này chiếm khoảng 50% tỷ lệ người bệnh.

11. Do một số nguyên nhân khác

– Ngoài những nguyên nhân cụ thể trên, bệnh mề đay mẩn ngứa còn được biểu hiện ở một số trường hợp khác như mắc bệnh viêm xoang, sâu răng, viêm mũi dị ứng… Các bệnh này luôn kèm theo hiện tượng sưng viêm và trong những ổ viêm đó là vô vàn các loại nấm và vi khuẩn có  thể gây bệnh mề đay, nổi mẩn đỏ trên da.

– Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch suy yếu không chỉ gây nổi mề đay mà còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác.

– Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi: Những người thường xuyên lo lắng hay bị áp lực, cảm giác gánh nặng có nguy cơ mắc bệnh về da liễu cao hơn so với những người thoải mái.

11 Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa ai cũng giật mình

Như vậy những nguyên nhân nổi mề đay cụ thể đã được chia sẻ trên đây. Hi vọng rằng, qua những nguyên nhân này, người bệnh sẽ có những biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời nhất.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn